Nhà Nguyễn thành lập năm 1802 sau khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế. Dưới đây là ảnh chụp một số vị vua nhà Nguyễn.
Vua Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh năm 1762 mất năm 1820. Ông lên ngôi vào năm 1802 ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế ngày nay), lập ra vương triều nhà Nguyễn. Vào năm 1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta thành Việt Nam. Vua Gia Long là một trong 13 vị vua nhà Nguyễn.
Năm 1805, vua Gia Long đã cho người xây dựng hệ thống kinh thành Huế. Ngày nay, công trình cổ xưa này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nằm trong cụm Quần thể di tích cố đô Huế.
Vua Minh Mạng là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn, ở ngôi 21 năm. Ông được miêu tả là người thông minh, hiếu học, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và rất chăm lo việc triều chính.
Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Thì, tự là Hồng Nhậm, là vị vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn (từ năm 1847 – 1883).
Vua Hàm Nghi (1871 – 1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ 8 của triều Nguyễn. Ông được các phụ chính đại thần chống Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ngày 2/8/1884. Khi ấy, ông 13 tuổi.
Vua Hàm Nghi cưới một phụ nữ địa phương ở Algérie năm 1904.
Sau khi kinh đô Huế thất thủ năm 1885, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết đưa vào rừng núi Tân Sở. Tại đây, vua ban chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu và nông dân nổi dậy chống Pháp giành độc lập.
Vào ngày 25/11/1888, người Pháp đưa vua Hàm Nghi xuống tàu đi vào Lăng Cô. Chiều ngày 13/1/1889, vua Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie và qua đời tại đây năm 1944 vì bệnh ung thư dạ dày.
Đây là di ảnh vua Hàm Nghi được thờ tại lâu đài De la Nauche.
Vua Đồng Khánh là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865, Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo.
Vua Đồng Khánh ở ngôi được 3 năm thì lâm bệnh và qua đời ngày 28/1/1889.
Vua Thành Thái của nhà Nguyễn lên ngôi năm 1889 khi 10 tuổi.
Vua Thành Thái và em trai đi thị sát tình hình năm 1900.