12 “thần tướng” Việt khiến giặc nghe tên đã hồn xiêu phách lạc (kỳ 3) Lịch Sử 21/03/2024Sanho Review Phùng Hưng, Lê Khôi, Trần Nguyễn Hãn, Nguyễn Huệ… là những vị tướng thiên tài trong lịch sử Việt Nam. Họ được coi là những “thần tướng” trên chiến trường, chỉ nghe tên đã khiến quân giặc hồn xiêu phách lạc. Phùng Hưng (? – 791 ): Theo Việt sử giai thoại, căm ghét chính sách thống trị của quan lại nhà Đường, năm 766, Phùng Hưng phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường. Ảnh: Tư liệu Cuộc khởi nghĩa nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của người dân từ khắp nơi. Tướng nhà Đường là Cao Chính Bình đem quân đàn áp nhưng không thể đánh lại quân của Phùng Hưng. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm. Ảnh: Tư liệu Tháng 4/791, Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo ồ ạt tiến công vây thành. Ảnh: Tư liệu Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, quân địch rơi vào thế bị động, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ đến phát bệnh ốm chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước. Sau khi mất, Phùng Hưng được suy tôn là Bố Cái Đại Vương. Ảnh: Tư liệu Lê Khôi (?-1446): Theo đánh giá của vua Minh Mạng, Lê Khôi là vị tướng giỏi nhất của nhà Hậu Lê, có công đánh đuổi quân Minh, quét sạch quân Chiêm Thành quấy nhiễu. Ảnh: Tư liệu Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày đầu, Lê Khôi lập được nhiều chiến công trên chiến trường. Ông từng bắt sống viên tướng Chu Kiệt và 2 đô đốc Thôi Tụ và Hoàng Phúc cùng mấy chục nghìn tên giặc. Ảnh: Tư liệu Theo các tư liệu lịch sử còn lưu lại, Lê Khôi là danh tướng có võ công cao cường nhất trong hàng ngũ từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ảnh: Tư liệu Năm 1445, nhà Lê đem quân đi đánh Chiêm Thành. Lê Khôi được lệnh đem quân từ Nghệ An đi tiếp ứng. Khi vào trận tiền, tướng giặc bèn bắc loa hỏi: Có phải ông Tư mã (chỉ Lê Khôi) đó không? Khi giặc nhân ra, liền xuống ngựa mà sụp lạy, mang sản vật đến để biếu tặng cho ông, không dám đánh nữa. Ảnh: Tư liệu Trần Nguyên Hãn (1390 – 1429). Ông được coi là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Tương truyền khi mới vào Thanh Hóa, Lê Lợi biết tài lược của Trần Nguyên Hãn, đãi ngộ rất hậu. Ảnh: Tư liệu Trong suốt 10 năm khởi nghĩa, ông trực tiếp chỉ huy những chiến dịch quân sự quan trọng, lập được nhiều chiến công to lớn, giặc nghe đến tên ông đã khiếp sợ và nể phục. Ảnh: Tư liệu Tiêu biểu như trong chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang vào tháng 9/1427, ông cùng Lê Sát phục binh ở Chi Lăng, góp công lớn vào việc chém Liễu Thăng ở núi Mã Yên. Ảnh: Tư liệu Với những công lao to lớn đó, trong cuộc hội thề ở thành Đông Quan ngày 22/11 năm Đinh Mùi (tức ngày 10/12/1427), Trần Nguyên Hãn được phong làm Tả Tướng Quốc, đứng tên thứ hai, chỉ sau Lê Lợi. Ảnh: Tư liệu Nguyễn Huệ (1753 – 1792) : Vua Quang Trung của triều đại Tây Sơn xứng đáng là một trong những vị vua giỏi chiến trận nhất trong số các vua chúa nước Việt. Trên chiến trường, ông chỉ có tiến, không lùi. Ảnh: Tư liệu Với lối hành quân thần tốc, Quang Trung – Nguyễn Huệ từng khiến thù trong giặc ngoài khiếp sợ. Ảnh: Tư liệu Năm 1788, vua Càn Long đem 20 vạn quân Mãn Thanh sang đánh. Quang Trung kéo 10 vạn quân thần tốc ra Bắc nhằm đón đánh quân xâm lược trước khi chúng tiến vào nước ta. Trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Thanh đại bại, xác chất cao hơn núi. Số còn lại bỏ chạy tán loạn, 20 vạn quân Thanh bị phục kích truy sát chết gần hết. Ảnh: Tư liệu Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Tư liệu