Tương truyền, Trưng Trắc, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Hán năm 40-43, từng giúp Thi Sách giết hổ dữ, sau đó khéo léo nhường lại công lao cho chồng.
“Tây Sơn ngũ phụng thư” – 5 con chim phụng – là biệt hiệu của 5 nữ tướng nổi tiếng nhất Tây Sơn, gồm: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Nguyễn Thị Lan, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung.
Lê Chân là nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bà được coi là người có công khai khẩn, lập nên vùng đất sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay.
Sau khi cải trang thành đàn ông, thi đỗ tiến sĩ năm 1594, bà Nguyễn Thị Duệ lần lượt vào dạy học cho phi tần triều Mạc. Sau đó, bà trông coi việc dạy học trong phủ chúa Trịnh.
Tương truyền, trên đường gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, Trần Quang Diệu bị hổ dữ tấn công, may có Bùi Thị Xuân kịp thời xuất hiện để cùng giết hổ. Sau này, hai người trở thành cặp vợ chồng võ tướng nổi tiếng nhất sử Việt.
Công chúa Ngọc Vạn là con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, bà được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và trở thành hoàng hậu nước này với tước hiệu Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac.
An Tư công chúa là con vua Trần Thái Tông, bà từng tự nguyện kết hôn với Thoát Hoan để giữ cho quân Trần rút lui an toàn trong kháng chiến chống quân Nguyên vào năm 1285.
Nguyễn Thị Bích Châu – vợ vua Trần Duệ Tông – từng hy sinh thân mình để giúp vua tiến quân đánh lui quân Chiêm Thành năm 1377.
Cả 3 nữ tướng trên đều đánh giặc phương Bắc (Trưng Trắc đánh giặc Hán, Triệu Thị Trinh đánh giặc Ngô, Bùi Thị Xuân đánh giặc Thanh). Ngoài ra, cả 3 nữ tướng còn có điểm chung là đều cưỡi voi mỗi khi xung trận.