Tù nhân đeo gông trên trên cổ, người Pháp tuyển dụng cu li, lợn ỉ được “đóng gói” bằng cọc gỗ, dây thừng… là loạt ảnh lý thú về đời sống ở Việt Nam xưa được in trong một ấn phẩm Pháp xuất bản năm 1885.
Tre nứa các loại được bày bán trên phố Hàng Tre ở Hà Nội năm 1885. Ảnh: Gallica.bnf.fr.
Những người lao động chân tay – cu li (coolies) – được người Pháp trưng dụng đang tề tựu tại một nhà kho, ngoài cổng có những nhân viên bảo vệ người Việt trông giữ.
Người lao động bản xứ chuyền tay nhau những tảng bùn khi xây một cảng sông ở Hải Phòng. Phía xa là các con tàu của hãng các tàu của hãng Messageries Maritimes.
Một nhà thờ Công giáo được xây lại sau khi bị phá hủy trong cuộc chiến giữa quân Pháp và quân Cờ Đen ở Hà Nội.
Trục đường chính ở thành phố Nam Định năm 1885.
Khu vực cổng thành Nam Định.
Con lợn ỉ được “đóng gói” bằng cọc gỗ, dây thừng để bày bán ở một khu chợ Hải Phòng.
Con đập đang được xây dựng trên sông Hồng, đối diện khu nhượng địa ở Hà Nội.
Khu vực diễn ra trận Cầu Giấy giữa Francis Garnier và quân Cờ Đen ở Hà Nội ngày 21/12/1873. Francis Garnier bị giết tại đây.
Cổng đền Voi Phục ở Hà Nội, nơi Adrien-Paul Balny d’Avricourt – cộng sự của Francis Garnier – bị quân cờ đen giết cùng ngày 21/12/1873. Người Pháp gọi đền Voi Phục là “chùa Balny” để ghi nhớ sự kiện này.
Khu vực diễn ra trận Cầu Giấy ngày 19/5/1883 giữa quân Pháp và quân Cờ Đen khiến chỉ huy của Pháp là Henri Rivière tử trận.
Khu dân cư gần nơi Henri Rivière bị giết.
Nghĩa trang Pháp ở bán đảo Sơn Trà, bên bờ vịnh Đà Nẵng, ngày nay vẫn còn (nghĩa trang Y Pha Nho).