Khám phá những điều đặc sắc xuất hiện ở chợ Tết Trung thu Hà Nội thập niên 1920 – 1930 qua loạt ảnh tư liệu quý của người Pháp.
Các loại đồ chơi Trung thu truyền thống như ông tiến sĩ giấy, đèn lồng, các món đồ chơi bằng thiếc… được bày bán tại một cửa hàng ở chợ Tết Trung thu Hà Nội thập niên 1920.
Các ông tiến sĩ giấy với ô lọng chỉnh tể chiếm vị trí trang trọng tại một cửa hàng. Vào dịp Trung thu xưa, các gia đình ở Hà Nội thường mua ông tiến sĩ giấy về cho con cái để gửi gắm mong muốn thành đạt trên con đường học vấn.
Đèn lồng đủ các kiểu được treo phía trước một quầy hàng đồ chơi Trung thu. Đèn Trung thu xưa được chết tác hoàn toàn thủ công bằng nan tre và giấy bóng rực rỡ sắc màu, là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu của trẻ em thời đó.
Bên ngoài một hiệu bánh Trung thu ở Hà Nội. Bành dẻo và bánh nướng được bán nhiều trên các cửa hàng ở phố Hàng Đường (của người Việt) và Hàng Buồm (của Hoa kiều). Tại đây, thợ làm bánh trổ tài tại chỗ trước sự chứng kiến của người qua đường.
Cửa hàng bánh và đồ chơi bằng bột trộn màu cho trẻ em vào dịp Tết Trung thu. Đồ chơi bằng bột vừa dùng để chơi, vừa có thể ăn được nên trẻ em rất thích.
Các cậu bé múa lân trước một cửa hàng đồ chơi Trung thu. Đầu lân và trống được bán nhiều ở phố Hàng Mã, là những thứ không thể thiếu khi múa lân – một hoạt động đặc sắc mỗi dịp Trung thu.
Gánh hàng rau phía trước một cửa hàng bán đồ vàng mã. Vào dịp Trung thu, nhiều gia đình sắm sửa thêm đồ vàng mã để đốt cho người đã mất, bày tỏ lòng thành.