Thà chết không thờ hai vua, tướng Trần Quang Diệu trung thành sao?

Lịch Sử
Khi vua Gia Long triều Nguyễn chiêu hàng, tướng Trần Quang Diệu của nhà Tây Sơn khẳng khái đáp rằng: “Trung thần không thờ hai vua”, và  “nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu”.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?
Trong các vị tướng tài thuộc hàng trụ cột của nhà Tây Sơn, danh tướng Trần Quang Diệu (1746-1802) là một trong bảy hổ tướng nổi tiếng kiên cường chiến đấu, bảo vệ nhà Tây Sơn đến hơi thở cuối cùng.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-2
Tướng Trần Quang Diệu người làng Kim Giao, xã Liên Chiểu (nay thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Cũng có tài liệu cho rằng ông tên Trần Văn Đạt, người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam nay thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng).

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-3
Cùng với vợ là Đô đốc Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu tham gia cuộc khởi nghĩa Tây Sơn từ những ngày đầu.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-4
Trần Quang Diệu góp mặt trong hầu hết những trận đánh quan trọng của quân Tây Sơn, như: Chiếm phủ thành Quy Nhơn, đánh quân Xiêm La, Mãn Thanh. Cùng với Đô đốc Vũ Văn Dũng, tướng Trần Quang Diệu được coi là cánh tay phải của nhà Tây Sơn.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-5
Ông được vua Quang Trung bổ nhiệm làm Trấn thủ Nghệ An, cùng La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô ở núi Quyết (Vinh – Nghệ An).

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-6
Tháng 9/1792, vua Quang Trung ngã bệnh, Trần Quang Diệu về thương nghị việc dời đô về Nghệ An, phó thác triều đình. Khi nhà Tây Sơn suy yếu, Trần Quang Diệu vẫn kiên cường bảo vệ triều đình, cầm quân chống đỡ khắp Diên Khánh, Phú Yên, Bình Định.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-7
Đầu năm 1800, Trần Quang Diệu cùng Võ Văn Dũng đem quân thủy bộ vào chiếm lại thành Quy Nhơn. Võ Tánh, tướng nhà Nguyễn đóng cửa thành cố thủ. Trần Quang Diệu cho đắp trường lũy xung quanh thành, vây khốn. Hai bên cầm cự nhau hơn một năm.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-8
Võ Tánh biết không trụ được nên viết thư cho Trần Quang Diệu mong đừng sát hại quân dân vô tội rồi tự thiêu. Trần Quang Diệu vào thành, ban lời khuyến dụ, không giết một binh sĩ nhà Nguyễn nào, cho thu hài cốt Võ Tánh chôn cất theo lễ. Hành động này của Trần Quang Diệu được lịch sử ca ngợi.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-9
Sau này khi vua Gia Long nhà Nguyễn lên ngôi chiêu hàng, Trần Quang Diệu đáp: “Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Quy Nhơn thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu”.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-10
Không chiêu hàng được, Gia Long cho hành hình cả hai vợ chồng Trần Quang Diệu.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-11
Cái chết oanh liệt của Trần Quang Diệu và nữ tướng Bùi Thị Xuân được người đời ca ngợi và xót thương. Đặc biệt, cho đến nay liên quan đến vị tướng tài này vẫn còn giai thoại “sinh nguyễn- tử trần” nói về tình bạn giữa Trần Quang Diệu và Thoại Ngọc Hầu.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-12
Lúc còn nhỏ hai người là bạn thân. Thời thế loạn lạc khiến một người theo nhà Nguyễn, một người phò nhà Tây Sơn. Khi Gia Long lên ngôi, Trần Quang Diệu bị xử tử và chịu án tru di tam tộc. Thoại Ngọc Hầu biết tin bí mật báo cho họ Trần ở An Hải thay tên đổi họ để tránh sự truy sát của triều Nguyễn.

Tha chet khong tho hai vua, tuong Tran Quang Dieu trung thanh sao?-Hinh-13
Ngoài ra, những người trong gia đình Trần Quang Diệu được Thoại Ngọc Hầu nhận về nuôi, đổi thành họ Nguyễn. Nhưng để giữ gốc tích, con cháu của Trần Quang Diệu khi sống mang họ Nguyễn, nhưng chết đề trên bia mộ họ Trần. Tục “sinh Nguyễn, tử Trần” có từ đó.