Vào trưa ngày 19/8/1945, tại trại lính khố xanh Hà Nội đã diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng, khi lực lượng quần chúng dưới sự lãnh đạo của Việt Minh kéo đến cổng trại buộc toàn bộ lực lượng bảo an binh tại đây hạ vũ khí.
Cổng trại lính khố xanh ở Hà Nội khoảng năm 1930. Đây là trại binh của một sắc lính thuộc địa ban đầu có tên là Garde civile Indigène (Lực lượng phòng vệ bản xứ) mà dân gian gọi là “lính khố xanh” vì trang phục của họ có một mảnh vải che và thả trước bụng tựa như cái khố.
Sĩ quan Pháp và binh lính người Việt đứng trước trại, thập niên 1920. Vào thời thuộc địa, lính khố xanh có chức năng bảo vệ trị an, canh gác các công sở và ứng phó với dân bản xứ.
Hình ảnh trại lính khố xanh Hà Nội trên một bưu thiếp cổ của Pháp. Vào trưa ngày 19/8/1945, tại nơi đây đã diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng, khi lực lượng quần chúng dưới sự lãnh đạo của Việt Minh kéo đến cổng trại buộc toàn bộ lực lượng bảo an binh tại đây hạ vũ khí.
Trại lính khố xanh năm 1933. Về mặt kiến trúc, nét đặc sắc của trại lính khố xanh là cánh cổng được xây dựng như tam quan của các đình chùa Việt.
Một hình ảnh khác về trại lính khố xanh Hà Nội trên bưu thiếp của Pháp.
Cổng trại lính xưa ngày nay nằm ở số 40A Hàng Bài. Khu trại lính giờ đây được dùng làm trụ sở công an.