Bến xe buýt Long Biên cuối đường Yên Phụ cách đây 100 năm vốn là bãi rộng, là nơi bày bán những bó nứa nên người dân gọi là Bến Nứa.
Năm 2009, tại cuối đường Yên Phụ khu vực gần cửa chợ Long Biên (Hà Nội), giữa 2 làn đường Yên Phụ chính, Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thuộc sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã khai trương bến xe buýt mang tên Long Biên. Nơi đây cách đây 100 năm vốn là bãi rộng, là nơi bày bán những bó nứa nên người dân gọi là Bến Nứa.
Ngày nay, thay vào những bãi đất để nứa là đường xá rộng lớn với nhà dân, nhà cao tầng san sát.
Cầu Long Biên được xây dựng xong vào năm 1902 và được xây thêm 2 làn ô tô cùng hệ thống đường dẫn lên cầu vào năm 1936. Cầu Long Biên khi ấy rất ít người qua lại. Sau này, bến xe ô tô khách đi các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc được hình thành, giờ tan tầm đông nghịt người.
Bến Nứa ban đầu chỉ là dăm ba chiếc xe ca chở khách, dần dần lượng xe nhiều hơn, nhu cầu đi lại của người dân lớn hơn, nơi đây trở thành một bến xe ca gọi là Bến Nứa. Sau năm 1954, khi thành lập bến xe ô tô chở khách, bến được đặt tên là Long Biên.
Hình ảnh bến xe buýt Long Biên ngày nay và khi vẫn còn tên gọi Bến Nứa
Ranh giới giữa bến xe buýt Long Biên với phố Yên Phụ được rào kín, kể từ đoạn đối diện dốc Hàng Than đến giáp đường dẫn lên cầu, đối diện đầu phố Hàng Đậu. Hình ảnh xưa và nay.
Ngày xưa, bãi sông Hồng có nhiều bè tre nứa, ngày nay ven sông Hồng dưới chân cầu Long Biên lác đác nhà nổi của những người vô gia cư sinh sống. Chợ Bến Nứa xưa chính là chợ đầu mối Long Biên ngày nay.
Hình ảnh ven sông Hồng dưới chân cầu Long Biên xưa và nay. Ngày xưa tấp nập thuyền bè chở nứa, hiện tại chỉ có vài nhà phao.
Chợ tre nứa ở phố Hàng Đậu năm 1906 với hình ảnh nhà cửa thưa thớt, đường đất. Hiện tại là đường nhựa, nhà san sát và rất đông đúc người qua lại với xe máy, ô tô nối đuôi nhau.
Theo Dân Việt