Chùa Báo Ân soi bóng xuống hồ Hoàn Kiếm, cánh cổng ngang trên phố Hàng Ngang, cửa Pháp Quốc nhìn từ phố Thợ Khảm… năm 1885 là những hình tư liệu hiếm có, đem lại những góc nhìn khác lạ về vùng đất Hà thành cuối thế kỷ 19.
Chùa Một Cột ở Hà Nội năm 1885. Ảnh: Gallica.bnf.fr.
Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm năm 1885. Phía xa bên phải là tháp Hòa Phong và chùa Báo Ân, lúc này chưa bị phá bỏ.
Toàn cảnh đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm, tháp Bút ở phía ngoài cùng bên phải.
Bậc thềm rồng lên điện Kính Thiên ở Hoàng thành Hà Nội xưa. Thời điểm này người Pháp đã xây tường bao với các lỗ châu mai quanh thềm điện, đến năm 1886 thì phá điện để xây nhà ban chỉ huy pháo binh.
Một ngôi chùa nhỏ bên ngoài cửa Bắc thành Hà Nội.
Cửa Pháp Quốc nhìn từ phố Thợ Khảm (nay là phố Hàng Khay), phía xa là Khu nhượng địa của Pháp.
Bên trong Tòa Trú sứ đầu tiên của Pháp tại Hà Nội, phố Hàng Gai, năm 1885.
Nhà của một người xuất bản sách, biên tập viên của tờ báo Pháp đầu tiên tại Việt Nam, tờ “Tương lai của xứ Bắc Kỳ”.
Cánh cổng trên phố Hàng Chiếu.
Cổng phố Hàng Ngang.
Một đoạn phố nằm giữa hai cánh cổng ở khu phố cổ Hà Nội.
Bến thuyền tại khu nhượng địa Pháp ở Hà Nội năm 1885.
Một góc sông Hồng với đoạn đê được xây dựng để bảo vệ khu nhượng địa Pháp ở Hà Nội.
Bờ đê trước khu nhượng địa.