Hé lộ những câu chuyện lịch sử bất ngờ về phố Hàng Đậu

Xưa

Xưa kia, ở đầu phố Hàng Đậu giáp bến sông Hồng (bến Chùa Bà Móc) từng có một cửa ô, tên là cửa ô Phúc Lâm, dân gian gọi là cửa ô Hàng Đậu, dáng dấp tương tự như cửa ô Quan Chưởng…

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau
Phố Hàng Đậu là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ đường Trần Nhật Duật đến phố Phan Đình Phùng, phía Bắc khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Phúc Lâm thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) và thôn Nghĩa Lập thuộc tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-2
Tên gọi phố Hàng Đậu có nguồn gốc từ việc nơi đây vốn có nhiều hàng bán các thứ đậu hột như đậu xanh, đậu nành, đậu đen…Những ngày phiên chợ, nông dân gánh các loại hạt đậu đến đây bán cho người thành thị mua về làm đậu phụ, nước tương, giá đỗ…

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-3
Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi phố này là rue des Graines (phố bán các loại hạt). Năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Đậu, các đợt đổi tên năm 1949 và 1951 vẫn giữ nguyên tên phố này cho đến nay.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-4
Ngoài ra, cái tên Hàng Đậu còn được đặt cho một cái ngõ là ngõ Hàng Đậu ở bên dãy số chẵn phố Hàng Đậu, nối phố này với phố Hồng Phúc.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-5
Xưa kia, ở đầu phố phía Đông giáp bến sông Hồng (bến Chùa Bà Móc) từng có một cửa ô, tên là cửa ô Phúc Lâm (tới giữa thế kỷ 19, đổi tên là ô Tiền Trung), dân gian gọi là cửa ô Hàng Đậu, dáng dấp tương tự như cửa ô Quan Chưởng. Cửa ô này bị phá khi người Pháp xây đường dẫn của cầu Paul Doumer Long Biên.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-6
Ở đầu phố phía Tây, vào năm 1894 người Pháp cho dựng tháp nước Hàng Đậu làm nơi chứa nước trong hệ thống cung cấp nước đô thị được xây dựng giai đoạn này. Tháp xây kiên cố như một pháo đài với những bức tường đá dày gia cố bằng hệ thống cột chịu lực bê tông cốt thép vững chãi.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-7
Theo một số tư liệu, đá tảng dùng để xây tháp nước Hàng Đậu chính là đá lấy từ thành cổ Hà Nội, do cô Tư Hồng thầu phá khoảng năm 1893 – 1894. Ngày nay tháp còn khá nguyên vẹn và là một trong những công trình kiến trúc cổ xưa nhất của Hà Nội còn tồn tại.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-8
Vào cuốc thế kỷ 19, ở phố Hàng Đậu có một trường học nổi tiếng đó là trường của tiến sĩ Lê Đình Duyên, nay là số nhà 39. Ông lấy hiệu là Cúc Hiên, nên trường của ông mở còn có tên là trường Cúc Hiên.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-9
Tại số nhà 32 Hàng Đậu có đền và đình Nghĩa Lập, là một công trình thờ tự có từ nhiều thế kỷ trước. Ngoài ra còn mấy di tích khác như đền Thiên Quang (số 12), từ đường họ Phạm (số 40)… Hầu hết các công trình này đã bị thay đổi kiến trúc và mục đích sử dụng.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-10
Trở lại với thời điểm thế kỷ 19, khi đó cuộc sống của người dân phố Hàng Đậu đa phần trông vào bến sông nơi thuyền bè neo đậu. Họ mở những quán cơm, nhà trọ cửa hàng cho thuê xe bò chuyên chở hàng hóa đến các chợ và các phố.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-11
Khi cầu Paul Doumer và ga Đầu Cầu (ga Long Biên) được xây dựng, Hàng Đậu bỗng chốc trở thành một tuyến giao thông trọng yếu. Phố được quy hoạch lại, bên dãy nhà lẻ phải xén sâu vào 10 mét để mở đường nhựa. Nhiều quán cơm, nhà trọ mở ra phục vụ hành khách đi xe hỏa, ô tô và lái buôn từ các tỉnh về Hà Nội.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-12
Đến những năm 1930 – 1940, nghề bán đậu của dân nghèo đã nhường chỗ cho hàng loạt cửa hàng sản xuất và buôn bán các loại đồ gỗ cao cấp, sang trọng như các hiệu Phúc Xương (số nhà 9), Phúc Long Lâm (số nhà 13), Phúc Thái (số nhà 29), Phúc Thịnh (số nhà 39), Phúc Long (số nhà 43), cụ Tài (số nhà 49)…

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-13
Ngày nay phố Hàng Đậu vẫn là một khu phố buôn bán sầm xuất. Do sự đổi thay của thời cuộc, các nghề từng thịnh hành ở phố Hàng Đậu đã biến mất và được thay thế bằng nhiều mặt hàng khác nhau.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-14
Mặt hàng đặc trưng khiến nhiều người nhớ đến phố Hàng Đậu là cá cảnh. Dọc phố có trên dưới chục cửa hàng bán đủ loại cá cảnh, cây thủy sinh, bể kính và phụ kiện… tạo nên một khung cảnh rất sinh động.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-15
Bên cạnh đó là các cửa hàng quần áo, tân dược, điện thoại di động, bảo dưỡng xe máy, chăn ga gối nệm, quán ăn…

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-16
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Đậu.

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-17

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-18

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-19

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-20

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-21

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-22

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-23

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-24

He lo nhung cau chuyen lich su bat ngo ve pho Hang Dau-Hinh-25