Sân bay Buôn Ma Thuột hay phi trường Phụng Dực vừa là cảng hàng không, vừa là căn cứ chỉ huy không quân của quân đội Mỹ và Sài Gòn ở khu vực Tây Nguyên thời chiến tranh Việt Nam. Cùng xem loạt ảnh tư liệu về sân bay này giai đoạn trước 1975.
Sân bay Buôn Ma Thuột nhìn từ máy bay, 1967. Sân bay này do người Pháp xây dựng năm 1950, năm 1968 được phục hồi và đưa vào sử dụng năm 1970 với tên gọi phi trường Phụng Dực (chim phượng bay).
Khu nhà chính của phi trường Phụng Dực, khoảng cuối thập niên 1960. Sân bay này vừa là cảng hàng không, vừa là căn cứ chỉ huy không quân trọng yếu của quân đội Mỹ và Sài Gòn ở khu vực Tây Nguyên.
Lối vào phi trường Phụng Dực, khoảng năm 1968-1969. Do nằm ở quận hành chính Hòa Bình nên sân bay còn được gọi là phi trường Hòa Bình. Năm 1975, nơi đây đã xảy ra những trận đánh ác liệt trong chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột. Vào ngày 17/3/1975, quân Giải phóng đã làm chủ được cứ điểm này.
Máy bay vận tải C-130 của Mỹ hạ cánh xuống sân bay Phụng Dực. Sau ngày thống nhất, từ ngày 10/3/1977, Hàng không dân dụng Việt Nam đã tiến hành khôi phục và khai thác trở lại với mục đích hàng không dân dụng nội địa.
Một góc sân bay bay hàng rào làm bằng ồng xăng dầu cũ. Ngày nay sân bay Buôn Ma Thuột là một sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự có vai trò quan trọng trong an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nguyên.
Cơn lốc bụi trên đường băng. Từ sân bay Buôn Ma Thuột, du khách có thể đi tới các trung tâm đô thị lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.
Máy bay vận tải của Mỹ trên nền đất đỏ của sân bay.
Trên đường băng sân bay.
Quân nhân Mỹ bảo trì máy bay tại sân bay Phụng Dực.