Chủ Nhật, Tháng Chín 08, 2024

Trần Quốc Toản: Đức hiếu vị thiếu niên anh hùng 15 tuổi “Phá cường địch, báo hoàng ân”

Lịch Sử

Dù còn nhỏ tuổi, nhưng vị anh hùng Trần Quốc Toản đã hừng hực ý chí diệt giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông đất nước. Đến nay, Trần Quốc Toản – vị anh hùng bóp nát quả cam vẫn được người dân ghi ơn và nhắc tới bởi công lao to lớn của mình.

Trần Quốc Toản – vị anh hùng bóp nát quả cam nổi danh từ nhỏ với chí lớn, tài cao

Trần Quốc Toản: Đức hiếu anh dũng của anh hùng 15 tuổi sẵn sàng "Phá cường địch, báo hoàng ân"
Trần Quốc Toản từ thuở còn bé đã thông minh, rất ham mê cung kiếm, hằng ngày chăm chỉ thao luyện võ nghệ, học tập binh thư

Trần Quốc Toản (1267-1285) sinh ra tại làng Võ Ninh – Võ Giang nay thuộc tỉnh Ninh Bình, là con trai của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và bà Trần Ý Ninh, cháu nội của vua Trần Thái Tông. Tương truyền, Trần Quốc Toản từ thuở còn bé đã thông minh, rất ham mê cung kiếm, hằng ngày chăm chỉ thao luyện võ nghệ, học tập binh thư và được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dành nhiều lời khen ngợi. Khi mới 15 tuổi, Trần Quốc Toản đã nuôi chí lớn bảo vệ sự toàn vẹn cho non sông đất nước.

Trần Quốc Toản mang trong mình dòng máu thượng võ của cha vốn là một vị vương từng làm đô lực sĩ kiêm đô vật trong triều đình. Thấy quân giặc đi lại nghênh ngang trên phố phường Thăng Long, Hoài Văn Hầu căm phẫn lắm. Tháng 10/1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên ở thuyền Rồng. Biết vua họp bàn việc nước, Quốc Toản hăm hở nhảy lên lưng ngựa, nhắm hướng Bình Than ra roi phóng tới.

Đi gấp, phóng nhanh nên Quốc Toản toát hết mồ hôi. Nóng và khát nhưng chàng thiếu niên trẻ tuổi vẫn xăm xăm bước xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn: “Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại”. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu: “Cho Giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!”. Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy xin chịu tội. Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: “Trần Quốc Toản tuy còn nhỏ tuổi những chí lớn, tình yêu đất nước bao la, ta có lời khen ngợi. Nói rồi, Vua ban cho cậu một quả cam”.

Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ nhưng lòng vẫn ấm ức. Là con nhà võ nên Quốc Toản vạm vỡ hơn những bạn cùng lứa. Nhưng dù sao, Hầu vẫn chưa phải lớn, chưa đủ tuổi để được dự bàn việc nước. Lệnh vua đã ban ra như vậy, chắc chắn không ai dám làm trái. Đưa ánh mắt nhìn các vương nối nhau tiến vào hội nghị, Hầu bậm môi, nắm chặt tay, lát sau nhìn lại: “Quả cam vua cho đã bị bóp nát lúc nào không hay biết”.

Qủa cam nhà vua đưa bị bóp nát lúc nào không hay biết, Trần Quốc Toản hậm hực rời Bình Than ra về sau đó sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”

Trần Quốc Toản hậm hực rời Bình Than ra về. Nhưng rồi nghĩ: “Quan gia đã không cho ta cầm quân của triều đình thì ta tự lập lấy vậy. Đằng nào thì cũng đánh giặc, cứ đánh giỏi là được”. Trần Quốc Toản bèn về ấp Trang Liệt (Từ Sơn, Bắc Ninh) huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua).

Trở về từ Hội nghị Bình Than, Hoài Văn Hầu vẫn quyết tâm tìm cách đánh giặc cứu nước. Chàng thiếu niên có vóc dáng vạm vỡ, hơn người do sớm thao luyện võ nghệ bèn quy tập gia nhân, trai tráng trong vùng được hơn 1000 người, rèn luyện binh khí, tích trữ lương thảo, ngày đêm luyện võ, tập trận.

Trần Quốc Toản còn cho thêu trên một lá cờ lớn 6 chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Dưới sự chỉ đạo của Trần Quốc Toản, Ông cùng đội quân của mình đã tự khắc lên tay hai chữ “Sát Thát” có nghĩa là “hi sinh ngoài Sa Trường, nơi Chiến trận, thề không đội trời chung với giặc, tuyệt đối không đầu hàng”.

Cảm kích trước tấm lòng trung chinh và tinh thần dũng cảm của chàng thiếu niên Hoài Văn Hầu, khi vua Trần Nhân Tông chuẩn y mưu kế lập vườn không nhà trống, rút toàn bộ khỏi thành Thăng Long, nhà vua đã cho Hoài Văn hầu đi theo hộ giá.

Do không chiếm được lương thảo, chỉ sau đó vài tháng, quân Nguyên Mông bắt đầu rơi vào tình cảnh khốn cùng. Kế vườn không nhà trống của nhà Trần đã mang lại cơ hội không thể tốt hơn cho việc tổng phản công giặc. Trong khoảng từ đầu tháng 5 tới đầu tháng 6 năm 1285, Hoài Văn hầu cùng các tướng lĩnh theo Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đốc quân ngược ra Bắc để phản công giặc.

Cuối tháng chạp năm Giáp Thân (tháng 1/1285), quân Nguyên Mông chia làm nhiều mũi xâm lược Đại Việt. Giặc bị chặn đánh quyết liệt ở khắp nơi. Tuy nhiên, thế giặc mạnh, chúng vẫn ồ ạt tiến mỗi lúc một sâu. Trong những ngày khó khăn ấy, đội quân có lá cờ thêu sáu chữ do Trần Quốc Toản dẫn đầu đã xuất hiện, đương đầu với giặc dữ, góp phần làm chậm bước tiến của quân thù.

Dọc theo phòng tuyến sông Hồng, quân triều đình chia làm 3 mũi tấn công, Hoài Văn hầu theo mũi tấn công do Chiêu Thành vương và tướng quân Nguyễn Khoái chỉ huy đánh thẳng vào bến Tây Kết (gần bãi Đà Mạc-Thiên Mạc, nay thuộc địa phận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), khiến quân giặc thua chạy táo tác.

Những chiến thắng liên tiếp có công sức không nhỏ của Trần Quốc Toản khiến quân giặc liên tục vỡ trận phải tháo chạy, trong đó có chiến thắng lịch sử ở Chương Dương Độ. Trần Quốc Toản cùng đội quân thiện chiến và lá cờ theo 6 chữ vàng hòa cùng đại quân triều đình vây khốn quân Nguyên ở thành Thăng Long, khiến Thoát Hoan phải mở đường máu qua sông Hồng để tháo chạy.

Trần Quốc Toản lại dẫn quân truy đuổi, tới bờ sông Như Nguyệt thì đón đầu được quân Nguyên. Không địch nổi với Trần Quốc Toản, không vượt sông Như Nguyệt được, quân Nguyên phải tháo chạy lên Vạn Kiếp. Chàng thiếu niên dũng mãnh Trần Quốc Toản quyết truy đuổi tới cùng. Tuy nhiên, trong lúc truy đuổi, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản không may hy sinh. Tuy tử trận, nhưng Trần Quốc Toản đã góp công không nhỏ trong sự thành công của cuộc tổng phản công của quân đội triều đình, quét sạch bóng xâm lăng chỉ trong vòng khoảng 2 chục ngày đêm.

Đức hiếu cảm động lòng người của người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản

Trần Quốc Toản: Đức hiếu anh dũng của anh hùng 15 tuổi sẵn sàng "Phá cường địch, báo hoàng ân"
Sáng ngày lên đường xuất trận, cảnh từ biệt Mẹ của Hoài Văn Hầu đã lưu truyền muôn đời vào giai thoại

Sáng ngày lên đường xuất trận, cảnh từ biệt Mẹ của Hoài Văn Hầu đã lưu truyền muôn đời vào giai thoại. Người con 15 tuổi dậy sớm, chuẩn bị Ngựa, khoác Chiến Bào, kéo Ghế ra để sẵn trước Hiên Nhà, Cậu vào thắp hương vái lạy Tổ tiên, sau đó mời Mẹ ngồi lên Ghế, quỳ lạy Mẹ mà thưa rằng; “Con đi phen này thề sống chết với giặc, bao giờ Đất Nước, Bờ Cõi Đại Việt bình yên Con sẽ trở về phụng dưỡng Mẹ già suốt cuộc đời”.

Hành động này đủ cho mỗi chúng ta cảm nhận rằng lòng hiếu kính với đấng sinh thành của Trân Quốc Toản là vô bờ bến.

Ông đã chiến đấu với kẻ thù cho đến hơi thở cuối cùng, đã làm nên một bản hùng ca bất diệt về lòng yêu nước vô hạn.

Trong Vị tướng trẻ tuổi này có sự thống nhất đẹp đẽ, cao thượng giữa đạo trung và đạo hiếu.

Nguồn: Sưu tầm