Sử Việt từng xuất hiện những bản án kỳ lạ, nhưng đã chết rồi vẫn bị xử phạt, bị đánh 100 roi vào quan tài thì đó là trường hợp độc nhất vô nhị.
Dũng tướng nổi danh của nhà Nguyễn hiện có 2 ngôi mộ ở hai miền khác nhau là Võ Tánh. Võ Tánh (?-1801) quê ở Đồng Nai, nổi tiếng là dũng tướng của vua Gia Long. Ông có sức mạnh hơn người. Sau khi tự vẫn, ông được xây lăng ở Tây Sơn (Bình Định) và (Gia Định) Sài Gòn.
Một trong “ngũ hổ tướng Gia Định”, giỏi nhất về thủy chiến thời Gia Long là Nguyễn Văn Trương. Nguyễn Văn Trương (1740-1810) quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông được xem là tướng giỏi nhất về thủy chiến của vua Gia Long.
Thái giám nổi danh nhà Nguyễn sau đó trở thành hổ tướng trên chiến trường là Lê Văn Duyệt. Lê Văn Duyệt (1763-1832) là hổ tướng dũng mãnh bậc nhất của nhà Nguyễn. Ông quê ở Tiền Giang, vốn xuất thân từ thái giám.
Vị tướng sau khi chết vẫn còn bị phạt đánh lên quan tài 100 roi là Lê Văn Quân. Lê Văn Quân (?-1791) là dũng tướng của nhà Nguyễn. Ông bị phạt vì phạm trọng tội. Vua Gia Long cho lập công chuộc tội nhưng ông uống thuốc tự tử. Nhà vua vừa giận, vừa tiếc, đích thân đến nơi ông ở gào khóc, xong đích thân vua đánh lên quan tài một trăm roi.
Danh tướng nhà Nguyễn được xem là tổ sư của phái Nam Huỳnh Đạo hiện nay là Nguyễn Huỳnh Đức. Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) quê ở Long An, vốn là hổ tướng nhà Nguyễn, được xem là tổ sư của phái võ Nam Huỳnh Đạo hiện nay.
Vị tướng có công lớn trong việc khai khẩn vùng đất Nam Bộ là Thoại Ngọc Hầu. Tướng Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) từng có công lớn trong việc khai khẩn vùng đất Nam Bộ và đào kênh Vĩnh Tế.
Tướng nhà Nguyễn từng đánh bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Thực dân Pháp năm 1858 là Nguyễn Tri Phương. Tướng Nguyễn Tri Phương từng trực tiếp chống Pháp ở Đà Nẵng năm 1858. Ông đã đánh bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của giặc.
Tướng quyết tử để bảo vệ thành Hà Nội năm 1882 là Hoàng Diệu. Tổng Đốc Hoàng Diệu đã lên thành tuẫn tiết khi không thể ngăn được quân Pháp đánh thành Hà Nội năm 1882.
Người được suy tôn là bậc khai quốc công thần lớn nhất của 9 đời chúa, 13 đời vua Nguyễn là Đào Duy Từ. Đào Duy Từ (1572-1634) có công giúp chúa Nguyễn xây dựng vững chắc chính quyền của mình. Sau này, ông được Gia Long suy tôn là bậc khai quốc công thần lớn nhất của nhà Nguyễn.
Danh tướng nhà Nguyễn trở thành người chỉ huy của phong trào Cần Vương là Tôn Thất Thuyết. Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết là người đã khởi xướng phong trào Cần Vương (giúp vua đánh giặc cứu nước).