Nghề lấy ráy tai ở Hà Nội xưa khiến Tây “ngưỡng mộ“

Xưa

Một số nghề “lạ” của Hà Nội xưa vẫn còn tồn tại nhưng đa phần trong số đó đã mai một theo dòng thời gian.


Hocquard là một bác sĩ đã theo đạo quân viễn chinh Pháp vào Hà Nội và lưu lại đây từ tháng 1/1884 đến tháng 5/1886, trong cuốn sổ ghi chép “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ”, ông tỏ ra rất thú vị khi quan sát một nghề kiếm sống trên đường phố ở đây và viết: “Thú vị nhất trong các nghề ngoài trời đó là những chú thợ cạo – ngoáy tai và những người tẩm quất”.


Hocquard ví những người làm nghề này như nhân vật của nhà văn Pháp Beaumarchais khi mô tả: “Người thợ cạo thành Seville và khách hàng của mình ngồi trên một chiếc ghế dài để hai chân hai bên, mỗi người một đầu. Họ ngồi đối diện với nhau trong khi dao cạo lướt trên mặt… Anh ta bắt đầu ngoáy tai một cách tỉ mẩn… và kết thúc bằng cách đưa cái hạt tròn cắm đầu que vào tận màng nhĩ rồi xoay tròn một cách nhẹ nhàng; đây là giai đoạn thú vị nhất, nếu ta nhìn nét mặt của khách hàng, hai mắt lim dim và bày tỏ khoái cảm tột độ”. Một nhận xét thật tinh tế và thú vị với một cái thú mà đến nay dường như vẫn còn?!


Không quán xá sang trọng, người Hà Nội xưa chỉ cần một chiếc que sắt nhỏ và một chiếc ghế là đủ lấy… ráy tai cho khách ở ngay ngoài đường.


Các cô gái đi bán hoa Bèo Nhật – loài hoa nay ở Hà Nội có lẽ rất ít người còn nhớ đến.


Nghề bán than củi xưa.


Một người bán cháo nóng rong.


Một người bán lợn quay ngày xưa ở Hà Nội.


Người Hà Nội xưa.


Một khu làm giấy Hà Nội xưa.


Thêu và vẽ – hai nghề “cặp kè” với nhau khi xưa.


Thợ rèn Hà Nội xưa.


Những người phụ nữ đang chọn và phân loại các loại giấy.