Ảnh: ‘Ngày xửa ngày xưa’ ở làng gốm Bát Tràng

Xưa

Năm ấy, khi vua Lý Thái Tổ ra chiếu dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội), năm gia đình có nghề làm gốm truyền thống đã di cư về kinh đô mới. Họ an cư ở vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, tiếp tục phát triển nghề làm và buôn bán gốm sứ và dần hình thành nên làng gốm Bát Tràng.

Hơn một ngàn năm đã trôi qua, ngày nay trong nước có vô vàn thương hiệu gốm sứ khác nhau trải dài từ Bắc tới Nam, thế nhưng làng nghề Bát Tràng, với những sản phẩm tinh xảo bậc nhất, vẫn luôn là cái tên đầu tiên người ta nói tới khi nhắc về sản phẩm này.

Dù kỹ thuật sản xuất đã thay đổi ít nhiều, nhưng những nghệ nhân Bát Tràng vẫn áp dụng quy trình quan trọng cha ông để lại: “Nhất xương, nhì da,thứ ba dạc lò,” với ý nghĩa tạo khung sản phẩm là bước đầu tiên và quan trọng nhất, đất cần được chọn cẩn thận và nén kỹ, tiếp đến là kỹ thuật tạo lớp men và cuối cùng là kỹ thuật nung riêng ứng với từng loại sản phẩm.

Vào những ngày hè của năm 1991–1993, nhiếp ảnh gia người Đức Hans Peter Grumpe đã đến Việt Nam và ghé thăm làng gốm Bát Tràng. Những bức hình của ông cho thấy các công đoạn chế tác thủ công, tỉ mỉ và khéo léo của người nghệ nhân.

Khung cảnh làng nhìn từ bờ sông Hồng.

   

 Công đoạn dùng khuôn để tạo “xương” cho sản phẩm.

Những hình hài khác nhau của đất.

Từng chi tiết hoa văn được tạo tác thủ công.

Công đoạn tạo “da” cho sản phẩm rất cầu kỳ.

Bên trong một xưởng vẽ hoa văn.

Các chị em ở nhiều lứa tuổi khác nhau cùng trang trí bình hoa.

Người nghệ nhân dành hàng giờ mới hoàn thành trang trí họa tiết cho một sản phẩm cỡ trung.

Công đoạn phơi khô.

  

Chuẩn bị lò nung.

Các xưởng gốm nằm san sát bên bờ sông.

[Nguồn ảnh: Website của Hans Peter Grumpe.]