Các nhà kiến trúc đã tạo ra hình ra hình thù đặc biệt cho cánh cổng tam quan của chùa Phổ Giác không chỉ vì muốn “độc, lạ”. Phía sau dáng vẻ kỳ lạ của công trình là những ý nghĩa sâu xa.
Nằm gần Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội, chùa Phổ Giác là một ngôi chùa nổi tiếng mảnh đất Hà thành với lịch sử lâu đời cùng những nét kiến trúc độc đáo.
Điểm nhấn kiến trúc của ngôi chùa có từ thế kỷ 18 này là cánh cổng tam quan được xây dựng bằng đá lạ mắt, không giống bất cứ cổng tam quan nào khác ở Hà Nội.
Cánh cổng được làm từ vô số những hòn đá mộc kết dính bằng vôi vữa, có dáng dấp như một núi đá có hang động – là các cửa – chạy xuyên qua .
Trên cổng tam quan của chùa Phổ Giác có gắn nhiều hình linh thú, chư phật, thần linh… thể hiện một thế giới quan Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng truyền thống của người Việt.
Từ hai bên cổng, hai gốc si cổ thụ vươn lên với tán lá xum xuê khiến không gian nơi đây luôn xanh mát ngay cả giữa trưa hè nóng nực.
Các nhà kiến trúc đã tạo ra hình ra hình thù đặc biệt cho cánh cổng tam quan này không chỉ vì muốn “độc, lạ”. Phía sau dáng vẻ kỳ lạ của công trình là những ý nghĩa sâu xa.
Có ý kiến cho rằng, cánh cổng đá xù xì với một vòm cửa lớn ở giữa tượng trưng cho hình ảnh một con sư tử lớn há miệng chầu về phía vương phủ của chúa Trịnh ở kinh thành Thăng Long xưa.
Dưới góc nhìn Phật giáo thì hình dáng như trái núi của cổng tam quan là một ẩn dụ về việc tu trên núi, phương pháp tu đặc trưng của thiền phái Tào Động
Điều này có một sơ sở lịch sử rõ ràng, khi chùa Phổ Giác từng là một trong những sơn môn lớn nhất thuộc thiền phái Tào Động, phải Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17…