Có bao giờ bạn thắc mắc, ngày xưa cha anh chúng ta từng đánh giá thành tích học tập như thế nào?
Nếu bây giờ, khi kết thúc khóa học, năm học,… chúng ta thường nhận được những tờ giấy khen với đánh giá xếp loại học tập cho từng người. Chỉ cần đạt từ loại khá trở lên thì đều có giấy khen. Thế nhưng trước kia, học sinh, sinh viên không hề nhận được loại giấy này mà thay vào đó là bảng danh dự với tiêu chí và yêu cầu khắt khe hơn rất nhiều.
Điểm số được tổng kết hàng tháng và tính toán thủ công chứ không hề có sự trợ giúp của công nghệ, máy móc như hiện tại. Hiện tại, kết quả học tập chỉ tổng kết theo kì học, 2 lần/năm.
Bảng danh dự chỉ có 3 người cao điểm nhất sẽ được nhận một bảng danh dự cho mỗi người. Thời đó, ai được nhận bảng danh dự đều thấy vinh hạnh lắm! Không như bây giờ, 1 lớp 35 học sinh, thì phải quá nửa hoặc thậm chí cả lớp được giấy khen rồi, học sinh giỏi, học sinh khá cả.
Thời ấy, việc kiểm tra cũng khắt khe hơn rất nhiều thế nên việc được ghi tên vào bảng danh dự quả thực là một người rất xuất sắc. Thầy/cô có thể kiểm tra giấy bất cứ lúc nào chứ không có quy định cụ thể cho số bài kiểm tra của một học kì, một tháng,… như hiện tại. Kiểm tra miệng cũng vô cùng khó, được xem là “ác mộng” thời đó: vẫn là kiểm tra số lần không hạn định, ai cũng có thể bị gọi thế nên đã đi học là phải chuẩn bị bài nếu không muốn bị điểm kém.
Có một điều thú vị là nếu cột cho điểm của thầy/cô môn nào đó không còn chỗ, thì thầy/cô sẽ gửi qua cột điểm môn khác cũng hoàn toàn hợp lí. Đấy, vì thế mà ở lại lớp, thi lại, học lại là chuyện rất bình thường. Thậm chí, mọi người còn truyền tai câu nói vui lên Trung Học có vụ “ăn thịt bò 7 món”, tức là thi lại….7 môn.
Nếu nhận được bảng danh dự, những năm Trung Học, nhà trường giao tiền cho học sinh tự mua phần thưởng. Mà hầu như ai cũng mua vở vì nó cần thiết nhất lại cũng “oai nhất” nữa.
Dưới đây là một số hình ảnh về bảng danh dự ngày xưa:
Và những tấm bìa ghi điểm:
Phiếu điểm thời xưa cũng thật khác:
Những cuốn vở viết được mua bằng tiền thưởng của bảng danh dự luôn là phần thưởng quý giá nhất:
Theo: Hoàng Tấn Bình (thoixua.net)