Danh nhân Chu Văn An và “Thất trảm sớ” nổi tiếng lịch sử

Lịch Sử

Thấy chính sự bê bối, danh nhân Chu Văn An viết Thất trảm sớ dâng lên vua đề nghị chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế. Đề nghị của ông không được vua Trần chấp nhận. Buồn chán thế sự, ông nhất quyết từ quan về ở ẩn.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su
Chu Văn An sinh năm 1292, tên tự Linh Triệt, tên hiệu Tiều Ẩn, là người Thanh Đàm, nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-2
Ngay từ khi còn trẻ, Chu Văn An nổi tiếng là người cương trực, luôn sửa mình trong sạch, không mưu cầu danh lợi, dù từng đỗ Thái học sinh (tiến sĩ), song không ra làm quan, mà về quê nhà mở trường dạy học.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-3
Thời đó trường học không có nhiều, phần lớn người dân chịu cảnh thất học, Chu Văn An mở trường dạy học cho những người cầu học, chú tâm tới học trò nghèo có chí trau dồi kinh sách, hướng con người đến lễ nghĩa, nhân hậu, thanh tao.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-4
Trường của ông có lớp, có thư viện, học trò lên đến ba nghìn người, trong đó nhiều người đỗ đạt cao vẫn giữ đức thanh liêm và làm nên sự nghiệp lớn như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Cảm mến tài đức của ông, vua Trần Minh Tông mời Chu Văn An về Thăng Long làm Tư nghiệp Quốc Tử giám và dạy thái tử học.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-5
Đến đời vua Trần Dụ Tông trị vì (1341-1369), vua chỉ lo ăn chơi, chểnh mảng việc nước, tin dùng nịnh thần. Trước thảm cảnh đau lòng ấy, Chu Văn An dâng “thất trảm sớ”, đề nghị chém đầu 7 tên nịnh thần trong triều được vua sủng ái.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-6
Sự kiện này Đại Việt sử ký toàn thư chép: Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, Dụ Tông không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sớ”.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-7
Cao Bá Quát cũng làm thơ để ca ngợi Chu Văn An và Thất trảm sớ: “Cô trung sấm sét không chồn chí/Thất trảm yêu ma phải rợn lòng”.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-8
Sớ dâng không được trả lời, Chu Văn An cáo quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh, lấy hiệu là Tiều Ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học và viết sách.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-9
Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, Chu Văn An ra kinh đô bệ kiến vua mới, nhưng không nhận chức tước gì, trở về núi cũ. Ông cho rằng cái quan trọng của con người không ở chỗ chức tước mà ở phẩm giá. Giữ một chức phận nhỏ mà có ích cho đời thì đáng quý biết bao nhiêu. Còn giữ chức tước lớn mà không làm gì có lợi cho dân, cho nước thì chức tước ấy có nghĩa gì.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-10
Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Tháng 11/1370, ông trút hơi thở cuối cùng. Sau khi mất, triều đình đã đưa Chu Văn An vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc thánh hiền ngày xưa.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-11
Gia tài để lại của Chu Văn An khá đồ sộ. Ông biên soạn nhiều sách để dạy học và sáng tác nhiều thơ văn. Trong dạy học ông có nhiều cải cách tiến bộ, đề cao tư tưởng học đi đôi với hành. Ông viết: “Học mới chỉ là mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến được, có biết mới làm được, có làm mới biết”.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-12
Sau này, Vua Tự Đức khi viết về ông trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh, đã xếp vào mục “Hiền thần” và có thơ vịnh: “Ngôi cao sơn đẩu xứng thầy người/Việc trái lòng ta, chẳng ở dai/Chém nịnh sớ dâng, trời đất thấu/Trần vong, tiếng “thẳng” vẫn còn hoài.

Danh nhan Chu Van An va “That tram so” noi tieng lich su-Hinh-13
Ngày nay, Chu Văn An trở thành biểu tượng của nền giáo dục nước nhà. Tên ông được đặt cho nhiều con đường, ngôi trường danh tiếng trên mọi miền đất nước.