Đây là chiến thắng quan trọng, giúp người Việt đập tan âm mưu xâm lược nước ta của đội quân Mông Cổ hiếu chiến lúc bấy giờ.
Bình Lệ Nguyên (1258) là cuộc đụng độ đầu tiên giữa quân, dân nhà Trần với đội quân xâm lược hung hãn đến từ Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy. Ảnh: Việt sử giai thoại.
Trận đánh diễn ra ngày 17/1/1258, tại Bình Lệ Nguyên (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Đây cũng là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Đối đầu với đội quân Mông Cổ bách chiến bách thắng, quân đội nhà Trần, dưới sự chỉ huy trực tiếp của vua Trần Thái Tông, đã thất bại, không thể ngăn cản bước tiến của quân thù. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Trước sức mạnh và khí thế rất hăng của kẻ thù, nghe theo lời của tướng Lê Tần (Lê Phụ Trần), vua cho lui binh chiến lược, tránh đối đầu trực tiếp với quân thù đang mạng. Đây là cuộc rút lui chiến lược quan trọng, giúp quân dân nhà Trần có thời gian chuẩn bị, giành thắng lợi về sau. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Theo các nhà sử học, rút lui chiến lược tại Bình Lệ Nguyên là quyết định chuẩn xác, vừa giúp quân ta tránh tổn thất, vừa khiến địch không thể “đánh nhanh thắng nhanh”. Sau hơn 10 ngày chờ cho quân địch mệt mỏi, vua tôi nhà Trần tung quân ra đánh, tiến vào đại bản doanh của địch, làm nên chiến thắng Đông Bộ Đầu lừng lẫy (28-29/1/1258). Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Thất bại trong trận Đông Bộ Đầu buộc đội quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy phải bỏ chạy về Vân Nam (Trung Quốc). Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất giành thắng lợi. Ảnh: Thư viện lịch sử.
Theo các nhà sử học, chùa Hòe Nhai thuộc phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội, là địa danh Đông Bộ Đầu, nơi diễn ra trận đánh thắng quân Mông – Nguyên năm 1258 ở ngay cửa ngõ thành Thăng Long xưa kia.