Khám phá thú vị về nghề nghiệp xưa ở Việt Nam qua ảnh

Xưa

Những thước ảnh quý giá này giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa của ông cha.

Hầu hết những bức ảnh này được chụp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng không còn bản quyền, không rõ ai là tác giả. So với ngày nay, nhiều nghề nghiệp đã có sự thay đổi rất lớn hoặc mai một theo thời gian, nhưng nó là một trong những nét đẹp văn hóa của Việt Nam xưa rất đáng trân trọng và lưu giữ. Xem những thước ảnh này, nhiều người có lẽ sẽ thêm thấu hiểu và yêu mến công việc mình đang làm.

Xưởng thợ rèn trong căn nhà tranh

Hớt tóc dạo ở Sài Gòn xưa

Một nhà làm lọng. Nghề làm lọng của nước ta bắt đầu từ thời nhà Lê. Lọng là dụng cụ thường dùng cho các quan lại và vua chúa hoặc được sử dụng trong đình, chùa,…

Một cửa hàng bán cân tiểu ly. Ngày xưa, người ta thường dùng loại cân tiểu ly đơn giản, được làm thủ công. Một đầu là đĩa cân, một đầu là cán khắc vạch nhỏ với quả cân. Loại cân này khó đọc và cho sai số khá cao.

Thợ vẽ và thợ thêu ở Bắc Kỳ xưa.

Thợ làm mành. Ngày xưa, mành được sử dụng để ngăn nắng mưa, gió bụi, chống côn trùng. Mành thường được làm từ tre, trúc, cỏ lau,…

Một cửa hiệu sửa và bán giầy dép làm thủ công.