Kỳ lạ đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ

Lịch Sử

Chuyện kỳ lạ có một không hai trên thế giới, một dân tộc sau 2 thế kỷ bị đô hộ đã có một cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, mà thủ lĩnh lại toàn là phụ nữ.

Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, người Bách Việt chỉ giành được độc lập ngắn khi có các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Điều kỳ lạ là cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán lại được lãnh đạo bởi toàn bậc nhi nữ. Đây là điều mà người Hán có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được.

Sáng 11/3/ 2019, (tức mùng 6 tháng Hai năm Kỷ Hợi), Quận ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2019) tại đền thờ Hai Bà Trưng, phố Hương Viên, phường Đồng Nhân.

Hai Bà Trưng – những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh. Sử sách ghi rằng, thời kỳ đó, đất nước ta bị nhà Hán đô hộ, với chính sách thống trị tàn bạo và các chếđộ cống nạp hà khắc, nhất là sau khi thái thú Tô Định được cử đến cai trị. Nhân dân ta sống trong lầm than, khổ cực, sục sôi ý chí nổi dậy.

Kỳ lạ đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ ảnh 1
Sáng 11/3/2019, (tức mùng 6 tháng Hai năm Kỷ Hợi), Quận ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2019) tại đền thờ Hai Bà Trưng, phố Hương Viên, phường Đồng Nhân.

Trong số các Lạc tướng của người Việt có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán nổi lên nhà Trưng Trắc ở Mê Linh, Phong Châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, hai nhà đồng lòng hợp lực lượng chống lại sự cai trị của nhà Hán. Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, thái thú Tô Định đã giết Thi Sách. Năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương và nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc.

Ngọn cờ chính nghĩa tung bay chiến thắng ở 65 huyện, thành. Nền độc lập được khôi phục, chấm dứt giai đoạn 246 năm thống trị (lần thứ nhất) của phong kiến phương Bắc. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước thanh bình, bà Trưng Trắc được tướng sĩ và nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô ở Mê Linh.

Lên ngôi được 3 năm, quân giặc lại tràn sang, Hai Bà Trưng tiếp tục lãnh đạo quân dân chống giặc. Ngày mùng 6 tháng Hai năm Quý Mão, tương truyền sau khi quyết chiến với kẻ thù, quyết không để sa vào tay giặc, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết.

Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc, in đậm trong tâm tư, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.

Một số tướng lĩnh người Việt tụ nghĩa cùng Hai Bà Trưng tiên phong xông pha trận mạc đã trở thành nỗi kinh hoàng ám ảnh quân Hán lúc đó:

Vùng Yên Dũng, Bắc Giang có nữ tướng Thánh Thiên.

An Biên, Hải Phòng có căn cứ của Lê Chân.

Tiên La (Thái Bình) có Bát Nạn tướng quân.

Bạch hạc (Vĩnh Phú) có nàng Hội.

Nga Sơn, Thanh Hóa có Lê Thị Hoa.

Động Lão Mai ở Thái Nguyên có Hồ Đề.

Tam Nông, Vĩnh Phú có Xuân Nương.

Châu Đại Man (Tuyên Quang) có Nàng Quỳnh, Nàng Quế.

Thanh Sơn, Vĩnh Phú có Đàm Ngọc Nga.

Tam Thanh (Vĩnh Phú) có Thiều Hoa.

Bạch Hạc (Vĩnh Phú) có Quách A.

Tiên Nga (Vĩnh Phú) có Vĩnh Hoa.

Vĩnh Tường, Vĩnh Phú có Lê Ngọc Trinh.

Đường Lâm – Sơn Tây có Lê Thị Lan.

Thanh Ba (Vĩnh Phú) có Phật Nguyệt.

Lang Tài (Bắc Ninh) có Phương Dung.

Thương Hồng (Hải Dương) có Trần Nang.

Gia Lâm, Hà Nội có Đường Quốc.

Bình Xuyên (Vĩnh Phú) có ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương, Thanh Nương.

Chí Linh, Hải Dương có Quý Lan.

Các nhà sử học xem đây là một chuyện kỳ lạ có một không hai trên thế giới, một dân tộc sau 2 thế kỷ bị đô hộ đã có một cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, mà thủ lĩnh lại toàn là phụ nữ.