Trong chuyến đi sứ Trung Quốc, vị sứ thần này ra một vế đối hoàn chỉnh, nhà Thanh đã cho treo ở cổng Thiên An Môn.
Theo sách Sứ thần nước Việt, Nhữ Trọng Thai là vị sứ thần người Việt duy nhất từng đề một vế đối chuẩn mực, được vua quan nhà Thanh hết sức nể phục, ra lệnh treo ở cổng Thiên An Môn (Tử Cấm Thành, Bắc Kinh), mang tính chất bố cáo cho thiên hạ cùng biết. Ảnh minh họa: Báo Bình Phước.
Theo sách Nhà Tây Sơn, sau chiến thắng Kỷ Dậu (1789), để củng cố ngoại giao giữa Đại Việt và nhà Thanh, vua Quang Trung cử đoàn sứ bộ 150 người sang mừng thọ 80 tuổi, 55 năm ở ngôi của vua Càn Long.
Trong chuyến đi này, để củng cố ngoại giao 2 nước, 2 bên đã đối đãi với nhau rất hậu. Vua Càn Long tổ chức yến tiệc lớn để chiêu đãi sứ thần nước Việt, ngược lại, đoàn sứ bộ nước ta cũng có nhiều hoạt động hữu hảo. Nhữ Trọng Thai đã làm một vế đối chuẩn mực, ca ngợi công trạng ông vua nhà Thanh. Ảnh: Wikipedia.
Sau khi nhìn thấy vế đối trên cổng Thiên An Môn với nội dung “Trên ngôi cửu ngũ, trị vì 55 năm, số năm hợp với trời, số năm hợp với đất, sửa mình theo năm đức, trị nước theo ngũ hành, năm phúc chầu vào liễu phượng”, Nhữ Trọng Thai hỏi ngày tháng sinh của vua Càn Long rồi mượn giấy bút viết ngay vế đối với nội dung: “Thánh thọ 80 tuổi, sinh ngày 8 tháng 8, tám nghìn mùa xuân, tám nghìn mùa thu, tám bậc hiền tới, tám bậc tài về, tám tiên múa nghê thường mừng thọ”.
Vế đối của Nhữ Trọng Thai không chỉ quá hay mà còn thể hiện trí tuệ sâu sắc, học vấn uyên thâm và kiến thức rộng mở, khiến vua quan nhà Thanh ai ai cũng khen ngợi. Sau đó, có lệnh truyền viết câu đối này vào một tấm lụa hồng treo một bên cửa Thiên An Môn, cùng vế đối được treo trước đó đã tạo thành câu đối hoàn chỉnh mừng ngày đại lễ chúc thọ Càn Long 80 tuổi…
Bằng trí tuệ của mình, Nhữ Trọng Thai đã để lại vế đối lưu danh muôn đời, qua đó chứng minh được trí tuệ của người Việt. Đây không khác gì tác phẩm nghệ thuật ở lĩnh vực ngoại giao, một tác phẩm làm nên bằng trí tuệ độc đáo và học vấn uyên thâm.
Theo sách Nhà Tây Sơn, đoàn sứ bộ hơn 150 người, gồm các quan văn võ cao cấp như Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Tiến Lộc, Nhữ Trọng Thai… Trong chuyến đi này, những sứ thần nước Việt đều chứng minh được trí tuệ hơn người của mình, khiến triều đình phương Bắc phải nể phục. Ảnh: Báo Bình Phước.
Theo sách Sứ thần Việt Nam, trước khi ra làm quan cho nhà Tây Sơn, Nhữ Trọng Thai là nhà khoa bảng nổi tiếng, ông từng thi đỗ và làm quan cho nhà Hậu Lê. Ảnh: Báo Bình Phước.
Nhữ Trọng Thai xuất thân trong gia đình khoa bảng có nhiều người đỗ đạt cao, bản thân ông từng thi đỗ Đình nguyên đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh (bảng nhãn) khoa thi năm Quý Sửu (1733) đời vua Lê Thuần Tông. Sau khi đỗ đạt, Nhữ Trọng Thai làm quan qua nhiều chức vụ, dần được thăng lên chức Hiến sát sứ.
Cuối thời Lê, triều chính đổ nát, quyền thần lộng hành, vua Lê Chiêu Thống bạc nhược, phải cầu viện quân Mãn Thanh để duy trì ngai vàng. Trong bối cảnh đó, Nhữ Trọng Thai và một số cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích… dũng cảm gạt bỏ quan niệm trung quân mù quáng để hướng theo lực lượng chính nghĩa, tiến bộ, tham gia phục vụ vương triều Tây Sơn của vua Quang Trung.
Bảng nhãn Nhữ Trọng Thai (?-?) còn có tên khác là Nhữ Trọng Đài, người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, Hải Dương). Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng có tiếng ở huyện Đường An, ông nội là Nhữ Tiến Dụng đỗ tiến sĩ khoa thi năm Giáp Thìn (1664), chú ruột là Nhữ Đình Hiền đỗ tiến sĩ khoa thi năm Canh Thân (1680), em họ là Nhữ Đình Toản đỗ tiến sĩ khoa thi năm Bính Thìn (1736)…Ảnh: Wikipedia.