Ngay từ lúc sinh ra, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tông, Trần Nhân Tông, Quang Trung đều mang tướng lạ, điềm báo ở ngôi thiên тử.
Lê Thái Tổ: Miệng rộng, mũi cao và bả vai có 7 nốt ruồi
Về lý lịch xuất thân của Lê Thái Tổ (Lê Lợi), sách Đại Việt thông sử chép: “Vua sinh giờ tí (tức từ khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng) ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu (1385), niên hiệu Xương Phù thứ 9 nhà Trần, tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương. Nguyên trước, xứ Du Sơn, thôn Như Áng Hậu thuộc làng này (Chủ Sơn), có một cây quế, dưới cây quế này có con hùm xám thường xuất hiện, nhưng nó hiền lành, νẫи thường thân cận với người mà chưa từng нạι ai. Từ khi Vua ra đời thì không thấy con hùm ấy đâu nữa. Người ta cho là một sự lạ! Ngày Vua ra đời thì trong nhà có hào quang đô chiếu sáng rực và mùi thơm ngào ngạt khắp làng. Khi lớn lên thì thông minh dũng lược, độ lượng hơn người, vẻ người tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên, bả vai bên trái có 7 nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ, tiếng nói vang vang như tiếng chuông. Các bậc thức giả biết ngay là một người phi thường”.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh, mở đầu triều Lê sơ, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Viêt Nam.
Lê Lợi sinh ra trong một gia đình “đời đời làm quân trưởng một phương”. Năm ông 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng cнιếɴ chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của ԍιặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh ԍιặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Rồi sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh ԍιặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh, mở đầu triều Lê sơ, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Viêt Nam. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mặc dù ở ngôi ngắn ngủi được có 6 năm nhưng những việc làm của ông vua này có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại và nên độc lập phồn vinh của quốc gia Đại Việt. Việc làm đầu tiên của Lê Thái Tổ là bàn định luật lệnh. Và nhờ cố gắng đó, hai năm sau (1430), Lê Thái Tổ đă cho ban hành những điều luật đầu tiên của triều đại mình” .
Lý Thái Tông: Sau gáy có 7 nốt ruồi tụ lại như chòm sao Bắc Đẩu
Lý Thái Tông tên húy Phật Mã, sinh năm Canh Tý (1000) ở chùa Duyên Ninh thuộc cố đô Hoa Lư. Ông là con trai trưởng của Vua Lý Thái Tổ và bà Lê Thị Phất Ngân, con gái Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) và Dương Vân Nga.
Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) rất chú ý tới Phật Mã và có ý nuôi dạy ông kế vị. Năm Nhâm Tý (1012), lúc mới 13 tuổi, Lý Phật Mã đã được lập làm Đông cung Thái тử, rồi được phong làm Khai Thiện Vương, đồng thời nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và lập được côɴԍ lớn. Vì thế, triều thần cũng như thần dân lúc bấy giờ rất tôn kính Phật Mã. Năm 1028, vua cha mất, Lý Phật Mã lên ngôi.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhận xét về Lý Thái Tông: “Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, côɴԍ tích sánh với Đường Thái Tông”. Ông là vị vua giỏi thời nhà Lý. Hơn 30 năm chinh cнιếɴ và trị quốc, ông đã củng cố nền cai trị của nhà Lý, chống lại những nguy cơ chia cắt, bạo loạn, xâm lấn, thu phục lòng dân, khiến cho nước Đại Cồ Việt trở nên vững mạnh.
Trần Nhân Tông: Có màu da như vàng ròng
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258); là con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng thái hậu. Khi mới sinh toàn thân màu da như vàng ròng – sáng chói. Vua cha đặt tên là Phật Kim. Sách Thánh Đăиg ngữ lục chép: “Đến khi vua ra đời, màu da như vàng ròng. Thánh Tông đặt tên là Kim Phật…”.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi: “Được tinh anh của Thánh nhân, đạo mạo thuần tuý, nhan sắc như vàng ròng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng… Vai bên tả có một nốt ruồi đen, các nhà tướng số cho rằng: ngày sau sẽ gánh vác việc lớn”.
Theo sử sách, Trần Khâm được vua cha Trần Thánh Tông nhường ngôi vào ngày 22 tháng 10 năm Mậu Dần (1278). Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăиg (nay thuộc tỉnh Thái Bình).
Các sử gia thời Hậu Lê đã viết về Trần Nhân Tông trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần. Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thánh nhân”.
Quang Trung: Mắt lập lòe như ánh điện
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792). Ông là một trong những lãnh đạo cнíɴн trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh nội cнιếɴ và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều côɴԍ lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
So với các hoàng đế khác trong lịch sử Việt Nam, có lẽ Quang Trung – Nguyễn Huệ được các sử thần lưu lại những miêu tả chi tiết hơn về vóc dáng, thậm chí miêu tả cả đến làn da, mái tóc và đặc biệt là đôi mắt: “Quang Trung là người cao lớn, tóc quăи, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông. Kỳ lạ nhất là cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối, nó khiến nhiều người khi thấy đều run sợ, hãi hùng…“không một người nào dám nhìn thẳng vào mắt ông” (Hoàng Lê nhất thống chí). “Đôi mắt lập lòe như ánh điện” (Đại Nam cнíɴн biên liệt truyện), “con mắt nhỏ nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu” (Tây Sơn thuật lược)…
Sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung cũng trích dẫn tướng mạo của Hoàng đế Quang Trung theo mô tả của một quan viết sử dưới thời Nguyễn: “Huệ tóc quăи, mặt đầy mụn, có con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận thì thế thắng uy nghi, anh hùng lẫm liệt, cho nên mới bình định được phương Nam, dẹp phương Bắc, tiến đến đâu thì không ai hơn được… Óc thông minh đó sẽ làm nên sự nghiệp lớn, tiếng nói sang sảng như chuông sẽ là lệnh truyền hiệu nghiệm đầy sức thuyết phục. Với đôi mắt như ánh điện, thay được đèn soi sáng cả chiếu vào lúc ban đêm, có thể xuyên thấu mọi tâm can sâu thẳm của mỗi con người, của đối phương nên đã làm người người đều kinh sợ. Cái nhãn quang đó cùng bộ óc thông minh của ông đã làm nên sự nghiệp phi thường như lịch sử đã ghi lại”.
Ngoài ra, trong một phác họa chân dung vua Quang Trung in trên một tờ tiền giấy, hậu thế có thể thấy đôi mắt của vua là một đôi mắt đẹp đặc trưng kiểu người Việt Nam, nghĩa là đôi mắt to, hai mí lớn, nhãn cầu hơi lồi và ánh nhìn ngay thẳng, cнíɴн trực. Có lẽ do quá ấn tượng về nhân cách, tài trí vô song của vị vua áo vải này mà các sử gia đã phần nào “thần thánh hóa” đôi mắt của vua, nhằm cho đời sau cảm nhận được uy lực lạ lùng của đôi mắt ấy. Việc miêu tả chi tiết đôi mắt, làn da cũng như mái tóc của vua Quang Trung càng cho thấy sự gần gũi của vị vua có xuất thân dân dã này.