Câu chuyện về vị vua không thích phụ nữ nhưng vẫn có con đã gây ra nhiều đồn đại trong lịch sử Việt Nam.
Vua Khải Định tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sinh ngày 8/10/1885, là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Ông là con trưởng của Vua Đồng Khánh và Hòa Tần Dương Thị Thục. Nhà vua lên ngôi năm 31 tuổi, trị vì từ năm 1916 đến năm 1925 trong giai đoạn Pháp thuộc, tại vị gần 10 năm và mất vào năm 40 tuổi.
Có một giai thoại cho rằng vua Khải Định không thích đàn bà hay thậm chí là “bất lực”.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu tâm lý hiện nay, vua Khải Định không phải bất lực, mà là không thích gần đàn bà. Trong cuốn Chuyện nội cung các vua Nguyễn, ông Nguyễn Đắc Xuân viết: “… Những buổi sáng phải ra điện Cần Chính thiết triều, các bà đứng hai hàng bái yết đón chào, vua liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vướng vào đàn bà”.
Là vị vua thứ 2 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1916 đến 1925, Khải Định không ăn nằm với bất kỳ bà vợ nào. Ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ và thường ôm ông Vọng để ngủ. Cũng nhờ sự ưu ái và khéo léo của trong việc phục tùng này mà ông Vọng được thăng chức nhanh lên Ngũ đẳng Thị vệ.
Vua Khải Định tỏ ra vô cùng buồn chán trước những buổi vũ múa do cung tần mỹ nữ đảm trách. Ông thậm chí còn bảo quan hãy thay thế bằng vũ công nam và yêu cầu họ phải thoa phấn, đánh má hồng và tô môi son đỏ; thậm chí cho họ mặc áo quần màu lòe loẹt… Theo một nghiên cứu, vua Khải Định cũng có sở thích ăn mặc đẹp, thiết kế những áo quần nhiều màu sắc, mang nhiều nữ trang trên người và đội nón lá.
Nhiều người cho rằng Khải Định bất lực nhưng các quan đại thần vẫn muốn “tiến cung” con gái để được làm ông nhạc (bố vợ) của vua, mong hưởng nhiều quyền lợi.
Vào những lúc đó, vì khó lòng chối từ, vua thường nói với các quan: “Nội cung của Trẫm là một cái chùa (ý nói không có chuyện ái ân tình dục), ai muốn vào tu thì cứ vào!”.
Khải Định có mấy chục bà vợ, nhưng không bà vợ nào có con. Tuy nhiên, vào một ngày khi vừa dùng thuốc, vua nổi cơn ham muốn. Lúc ấy không có vợ kế bên nên vua liền “ban lộc” cho một cung nữ gần đó. Cung nữ tên Hoàng Thị Cúc, sau đó có bầu và sinh ra hoàng tử Vĩnh Thụy.
Tuy nhiên, sau này lại có tin đồn rằng Vĩnh Thụy không phải con vua Khải Định, phần lớn xuất phát từ miệng những kẻ đối lập với Khải Định và Bảo Đại.
Cho đến bây giờ, nghi án Vĩnh Thụy là con ai vẫn là bí mật của cung đình. Nhưng theo sự nhìn nhận của chính thống, Vĩnh Thụy vẫn là con của Khải Định và đã được Khải Định chǎm sóc nâng niu. Mẹ ông vẫn được tôn xưng là bà Từ Cung.
Theo Thảo Thảo/ Techz