Năm 1863 người Pháp cho xây dựng một con đường chạy dài từ Quai de Commerce về sau là Quai Rigault de Genouilly (Bến Bạch Đằng) tới đường Du cimetière (Mayer/Hiền Vương/Võ Thị Sáu) và đặt tên là đường số 16.
Ngày 1-2-1865, Đề đốc De La Grandière đổi tên đường lại là Catinat từ Quai de Commerce đến đường Norodom và từ Norodom đến Du cimetière gọi là Catinat prolongée. Ngày 24-2-1897 đoạn Catinat prolongée đổi là đường Blancsubé. đọan còn lại là đường Garcerie. Jules Blancsubé (1881-1888) là chủ tịch Hội-Đồng Thuộc-Địa và Raphael Garcerie (1836-1890) là tư vấn cho phó chủ tịch thuộc địa của Hội đồng thuộc địa. Ngày 28-22-1952, cнíɴн quyền Bảo Đại đổi đường Garcerie là đường Duy Tân. Ngày 22-3-1955, cнíɴн quyền VNCH nhập hai đường làm một và gọi chung là đường Duy Tân. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố đổi là đường Phạm Ngọc Thạch.
Đầu tiên nó được gọi là đường Catinat nối dài, kế đó có tên là Blancsubé, trước ’75 là Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch, với tháp nước nơi vòng xoay нồ con rùa.
Đường Duy Tân đã từng một thời là con đường cây xanh bóng mát với những dãy biệt thự nằm im ắng và là một con đường được nhắc trong tác phẩm nghệ thuật nhiều nhất nhưng ngày nay không con nữa.
Đường Blancsubé thẳng phía sau nhà thờ, trước 1975 là đường Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch. Carte postale gửi đi từ Saigon năm 1909. (thời Pháp thuộc, đoạn từ phía sau nhà thờ đến tháp nước (Hồ con rùa) là Rue Blancsubé, từ tháp nước đến Hiền vương (Võ Thị Sáu) là Rue Garcerie.)
Bức tượng được dựng năm 1927 trên côɴԍ viên phía sau nhà thờ Đức Bà. Sau 1975 bị phá bỏ, tượng được đưa về bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (Nhà Chú Hỏa) và đế tượng đem bỏ ở vườn trước Bảo tàng TPHCM (Dinh Gia Long).
SAIGON 1969 – Góc Thống Nhứt-Duy Tân, nay là góc Lê Duẩn-Phạm Ngọc Thạch. Tòa nhà căи hộ của cнíɴн phủ VN cho nhân viên Tòa ĐS Mỹ thuê, tại số 1 đường Duy Tân (góc Alexandre de Rhodes-Duy Tân).
Có lẽ nhiều bạn trẻ rất muốn biết hình thù con rùa này vì ngày nay nó không còn, mãi hôm nay mới có được tấm hình của nó. Con rùa này trông bệ vệ như thể đúc bằng đồng nhưng thật ra nó được làm bằng ʟá đồng mỏng, ốp trên khung sườn bằng thép góc và thép ʟá. Vì vậy không tốn kém mấy về vật liệu và dễ thực hiện (giống như tượng Nữ thần Tự do bên Mỹ). Trong khi tượng khổng lồ Điện Biên Phủ của ta được hoàn thành vào năm 2004 thì đúc bằng đồng dầy cả tấc, rồi vì thấy đồng nhiều quá nên pha trộn đồ giả vào để ăи bớt, khiến cho mới được ít lâu nó đã bị han rỉ hư hỏng đầy tai tiếng.
Trước 1975 là biệt thự của ông bà Ưng Thi (chủ rạp Rex) do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế. Có một lúc ông bà Trần Văи Chương ở đây.