Thời bao cấp, mỗi gia đình chỉ được mua theo diện phân phối của nhà nước. Tiền mặt hạn chế sử dụng và thay vào đó là tem phiếu.
Thời bao cấp ở Việt Nam, hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu. Hàng hóa chưa được mua bán tự do trên thị trường. Ảnh: Dân Việt.
Ngoài nhà nước và các tổ chức tập thể, người dân không được phép vận tải hàng hóa, mua bán, trao đổi từ địa phương này sang địa phương khác. Ảnh: Tạp chí gia đình & trẻ em.
Ngày đó, tiền mặt hạn chế sử dụng, thay vào đó là hình thức tem phiếu. Ảnh: Dân Việt.
Các loại hàng hóa nhu yếu phẩm bao gồm lương thực, thực phẩm từ gạo, thịt, cá đến bìa đậu phụ, lọ mắm tôm…đều phải mua bằng sổ và tem phiếu theo định mức ít ỏi. Ảnh: GDVN.
Trung bình, mỗi người dân được tiêu chuẩn 1,5 lạng thịt/tháng, cán bộ nhà nước được cao hơn, từ 3-5 lạng/tháng tùy cấp bậc. Ảnh: GDVN.
Mức mua vải giới hạn nhiều nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm. Ảnh: GDVN.
Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ… với trọng lượng tương đương. Ảnh: GDVN.
Các phụ tùng xe đạp cũng được mua bằng tấm phiếu này. Ảnh: GDVN.
Ở thời kỳ bao cấp, mọi người đều phải xếp hàng mua lương thực, thực phẩm tại các cửa hàng mậu dịch. Ảnh: Dân Việt.
Mọi người phải đi từ 4-5h sáng, xếp hàng và không không tránh khỏi xô đẩy, chen lấn. Ảnh tư liệu.
Một quầy hàng giờ cao điểm. Ảnh tư liệu.
Vào thời đó , su hào có giá một đồng một quả; khoai lang 22 đồng một yến; mì 85 đồng một yến; rau muống lợn 1 đồng 5 hào một mớ…Ảnh tư liệu.