Trong cuốn sách “Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20”, nhiều bức ảnh quý chụp những nghề truyền thống của người Việt như xẻ gỗ, cắt tóc, khảm xà cừ…
Những bức ảnh trong cuốn sách “Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20” giúp độc giả có góc nhìn chân thực về những nghề truyền thống của người Việt thời xưa. Trong ảnh là một người phụ nữ làm nghề khảm xà cừ. Công việc này đòi hỏi những người thợ phải khéo léo, tỉ mỉ.
Những nam giới khỏe mạnh làm nghề xẻ gỗ. Họ phối hợp nhịp nhàng với nhau để có thể xẻ một khúc gỗ lớn để chế tác thành các sản phẩm khác nhau. Nghề xẻ gỗ khá phổ biến ở khu vực rừng núi phía Bắc.
Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nghề kéo xe khá phổ biến. Khi làm công việc này, phu xe kéo cần có sức khỏe tốt để có thể giữ thăng bằng xe cũng như đưa khách đến địa điểm yêu cầu. Độ dài quãng đường có thể dài, ngắn khác nhau.
Nghề cắt tóc, lấy ráy tai khá phổ biến ở Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Những người dân làm việc chăm chỉ tại làng nghề làm giấy. Họ dùng những chiếc cối lớn để giã vỏ cây – nguyên liệu chính để làm giấy.
Những diễn viên tuồng mặc trang phục biểu diễn. Họ làm việc cho một gánh hát.
Những người làm nghề mò cua, bắt ốc để kiếm thêm thu thập, giúp trang trải cuộc sống của gia đình.
Nghề gánh nước thuê phổ biến ở các thành thành phố lớn, trong đó có Hà Nội.