Toàn cảnh lăng Khải Định và khu vực phụ cận nhìn từ máy bay, năm 1932. Nằm trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế, lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn.
Lăng Khải Định nhìn từ mặt bên trong bức không ảnh năm 1936. Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Tương truyền, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý, cuối cùng chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ.
Ảnh chụp năm 1935, thể hiện toàn cảnh núi Châu Chữ với khu lăng mộ bề thế nằm ở giữa. Lăng khởi công ngày 4/ 9/1920, việc xây dựng kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước.
Lăng Khải Định năm 1969. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian xây dựng.
Mặt chính diện của lăng năm 1969. Về kiến trúc, công trình chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… Điều này là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cả cá tính của vua Khải Định.
Cùng góc chụp của bức ảnh trước, nhưng ở thời điểm hiện tại. Có thể thấy kiến trúc lăng không có gì thay đổi, nhưng cây cối bên ngoài khuôn viên có phần rậm rạp hơn. Ảnh: Getty.
Góc nhìn xiên về lăng Khải Định năm 1971-1972.
Cùng góc chụp của bức ảnh trước, nhưng ở thời điểm hiện tại. Ngày nay, lăng Khải Định được mở cửa thường xuyên, là một trong những địa điểm thu hút đông du khách tham quan nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế, một Di sản thế giới của Việt Nam. Ảnh: Getty.