Kỳ lạ đám cưới Hà Nội xưa: Quan chức, nhà văn, nhà báo… được mời lấy oai dù chẳng hề quen biết

Xưa

Cuối thế kỷ 19, Pháp xâm chiếm Hà Nội. Xã hội bắt có sự phân chia giai cấp, giai cấp tư sản và tiểu tư sản hình thành, đám cưới cũng chia thành nhiều bậc cao thấp, sang hèn. Để chứng tỏ mình, nhiều giai cấp tư sản xưa đã tìm cách tổ chức những đám cưới “chất” hơn cả thời hiện đại.

Mời quan chức, nhà văn, nhà báo đến tiệc cho oai

Vào những năm 20 của thế kỷ XX, Hà Nội bắt đầu phân chia giai cấp. Bởi thế, cỗ cưới không đơn giản là tiệc mà nó còn là sự phô trương của cải, mối quan hệ của chủ nhà. Đám cưới nào có khách là quan chức, nhà văn, nhà báo, đi ô tô hoặc xe tay riêng đến dự mới là sang trọng. Vì thế mới có chuyện nhiều gia đình bỏ tiền mời người nổi tiếng đến chung vui dù chẳng có quan hệ thân thiết.

Cảnh tiệc cưới xưa

Nhà báo Tam Lang – người nổi tiếng với phóng sự xã hội trong đó có “Tôi kéo xe” kể lại, ông thường xuyên được mời ăn cưới cho dù không hề quen chủ tiệc. Không những thế, người ta còn chuẩn bị sẵn cho ông cả tiền mừng cưới. Và sáng hôm sau, chuyện Tam Lang mừng bao nhiêu tiền lan ra khắp hàng phố. Với chủ nhà, đó là một sự danh giá, là cách để khẳng định giá trị gia đình.

Chân dung nhà báo Tam Lang – khách mời quen thuộc tại các tiệc cưới

Rước dâu bằng máy bay

100 năm trước, đám cưới của con trai doanh nhân Bạch Thái Bưởi được xem như “huyền thoại” của sự giàu có. Bạch Thái Bưởi được xếp vào danh sách một trong 4 người giàu nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Chuyện về gia đình ông luôn giành được sự quan tâm, đặc biệt là Bạch Thái Tòng – người sau này được vị doanh nhân trao lại toàn bộ chuyện kinh doanh khi ông qua đời.

Gây chú ý nhất là đám cưới của Bạch Thái Tòng, cái đám cưới vô cùng xa hoa, nổi tiếng khắp Đông Dương thời kỳ đó. Các hãng báo chí, thông tấn của Pháp cũng phải hết lời ca ngợi nó. Đám cưới ấy còn hơn nhiều đám cưới ở hiện đại, vì cô dâu được rước về nhà chồng bằng máy bay riêng.

Theo đúng phong tục truyền thống, hôn nhân của ông Bạch Thái Tòng được cha mẹ sắp đặt. Dĩ nhiên, gia đình cô dâu cũng thuộc dạng môn đăng hộ đối, có chức có quyền. Người vợ mà doanh nhân Bạch Thái Bưởi lựa chọn cho con trai là bà Nguyễn Thị Tám – con gái quan huyện Nghi hay còn gọi là cụ Cửu Nghi ở Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ, nay là Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.

Bạch Thái Tòng và vợ

Ngày 11/1/1922 Âm lịch, đám cưới của ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám đã diễn ra. Hôn lễ được tổ chức và kéo dài trong suốt 3 ngày. Khách đến dự đám cưới đông nghịt.

Khi đó, quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng chưa được thuận tiện như bây giờ. Bởi thế, doanh nhân Bạch Thái Bưởi đã cho máy bay đón dâu từ Hà Nội về Hải Phòng. Trên đường đi, máy bay bay chậm và rải các tấm thiệp mời, người dân ai bắt được tấm thiệp này thì được đến dự đám cưới và ăn cỗ miễn phí, thậm chí còn được cụ Bưởi cho tiền mang về.

Máy bay đón dâu về đến Hải Phòng, xe ô tô diễu quanh phố phường, trống rong cờ mở rất hoành tráng. Ngoài ra, theo những thông tin bên lề, đám cưới đó vó tới 20 tráp lễ. Tiền “lễ đen” và vàng bạc cũng có hàng dài người bê đỡ. Ngày cưới, cô dâu mặc bộ áo dài bằng gấm đỏ, đầu đội mấn, chân mang hài. Cả bộ trang phục được dùng sợi chỉ bằng vàng thêu hình rồng phượng rất tinh xảo.

Đám cưới ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám. Bà Tám ngồi thứ hai từ phải sang

Cỗ cưới phải đủ “sáu đĩa, bốn bát”

Người Việt Nam vốn cầu kỳ trong truyện ăn uống, miếng ăn không chỉ là miếng no, mà còn là bộ mặt của cả gia đình, dòng tộc, đặc biệt là trong các dịp trọng đại. Việc trăm năm vốn được coi là tiệc cỗ trọng đại hơn cả, nên dù trong thời đại nào, việc lo chu toàn cho lễ cưới, đặc biệt là mâm cỗ cưới vẫn được lưu tâm hàng đầu.

Tại xã hội cũ, khi việc phân cấp g.iàu ngh.èo được thể hiện rõ rệt nhất ở đầu những năm 20, mâm cỗ cũng có sự khác biệt giữa các tầng lớp. Mâm cỗ cưới nhà g.iàu có phản ánh đúng hình ảnh mâm cao, cỗ đầy với đủ bốn bát, sáu đĩa, cộng lại thành số 10 tròn trĩnh. Con số này tượng trưng cho hạnh phúc trọn vẹn của đôi vợ chồng mới cưới.

Mâm cỗ 6 đĩa 4 bát theo quan niệm xưa

Sáu đĩa bao gồm: Một đĩa thịt gà úp lật quân cờ vàng rượi, một đĩa thịt lợn quay xếp hình cánh hoa đều tăm tắp, một đĩa giò lụa , một đĩa chả quế, thêm một đĩa xôi gấc, một đĩa nộm thập cẩm. Bốn góc mâm là bốn bát canh bao gồm: một bát măng hầm, một bát mọc nấu thả, một bát chim bồ câu hầm hạt sen, và một bát mực nấu rối gồm xu hào, cà rốt thái chỉ, trứng tráng thái chỉ, giò lụa thái chỉ, mực khô thái chỉ xào cháy cạnh với nước mắm đường… Ngoài ra, nhà nào khá giả còn có thêm đĩa hoa quả tráng miệng hay đĩa chè kho. Mỗi mâm đặt 1 chai r.ượu trắng và 6 chiếc chén nhỏ bằng hạt mít cho khách uống r.ượu. Sau này, r.ượu trắng được thay bằng r.ượu sâm-panh.

Theo thời gian, đám cưới nay đã dần thay đổi để phù hợp hơn với lối sống hiện đại. Nhưng việc nhiều nhà có điều kiện vẫn tổ chức những đám cưới “đ.ộc lạ” để thể hiện đẳng cấp thì vẫn tương tự như ngày xưa ấy.